MỘT SỐ HIỂU LẦM THƯỜNG GẶP VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN MÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN TRÁNH MẮC PHẢI

Xuất khẩu lao đông Nhật Bản là hình thức đưa người lao động làm việc tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, với đơn vị chủ quản là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các công ty phái cử có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc được gọi là công ty phái cử.

Chính vì sự thiếu hiểu biết về chương trình nên rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm khi lựa chọn công ty môi giới, đi theo sự chỉ dẫn của “cò mồi” để dẫn đến chi phí đội lên cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, tiền mất tật mang và dù bỏ rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể đi được. Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản mà người lao động cần tránh:

★ Đi XKLD Nhật Bản chương trình TTS và TNS là 2 chương trình khác nhau

Bản chất chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản và thực tập sinh Nhật Bản là một. Những năm trước chương trình thực tập sinh được gọi là chương trình tu nghiệp sinh. Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển. Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về tu nghiệp sinh và thực tập sinh Nhật Bản Tại Đây

★ Tiền làm thêm, tăng ca tại Nhật Bản chỉ là thu nhập phụ thêm hàng tháng của người lao động

Đây là một hiểu lầm hết sức sai lầm bởi Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng, 8 tiếng/ngày. Tuy nhiên làm việc ngoài thời gian này thì các bạn sẽ được tính lương là lương tang ca theo quy định của nhật bản, và đây là một khoản tiền không hề nhỏ mà các bạn có thể kiếm được hang tháng. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về cách tính lương tăng ca xuất khẩu lao động Nhật Bản Tại Đây

★ Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là dễ đi như đi Đài Loan

Để có được cơ hội đi Nhật Bản làm việc người lao động phải trải qua rất nhiều khó khăn, trong đó có hai khó khăn lớn nhất là chi phí tài chính và khoảng thời gian dài học tiếng Nhật trước khi làm thủ tục nhập cảnh. Ngoài ra để có thể sang Nhật làm việc thì bạn cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều thì mới có thể khiến cho xí nghiệp Nhật Bản tin tưởng và tiếp nhận bạn sang làm việc.

★ Đi lao động Nhật Bản điều bạn nhận được đó chỉ là thu nhập cao.

Nhắc đến thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản ai cũng nghĩ đến thu nhập tốt, ổn định, nhắc đến mặt trái là việc phí đi cao, thời gian đi lâu. Tuy nhiên ngoài mức lương cao thì điều mà người lao động có được đó là: Điều kiện sinh hoạt, ăn ở, đi lại, học được nghề và tiếp cận khoa học công nghệ và đặc biệt là nhiều cơ hội làm việc tại các xí nghiệp nước ngoài khi trở về nước.

★ Đi XKLD Nhật Bản thì phải đóng tiền cọc chống trốn

Hiện nay, chính sách của Nhật Bản đã nới lỏng cho lao động Việt Nam sang Nhật làm việc. Người lao động không cần đóng khoản tiền cọc chống trốn trước khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nhờ vậy, gánh nặng các khoản chi phí mà người lao động phải chuẩn bị để sang Nhật làm việc giảm đi đáng kể. Đây cũng là tin vui cho những lao động có mong muốn sang Nhật làm việc với mức thu nhập cao. Trong trường hợp các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản đưa ra yêu cầu lao động phải đóng cọc trống trốn, người lao động nên cân nhắc vì đây có thể là công ty lừa đảo.

★ Mới học hết cấp 2 thì không có cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Về cơ bản, chương trình thực tập sinh Nhật Bản đòi hỏi trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp 3 trở lên, nhưng yêu cầu này chủ yếu do các công ty tiếp nhận của Nhật Bản đưa ra (tức nhà tuyển dụng, xí nghiệp tiếp nhận tu nghiệp sinh, thực tập sinh). Trong những năm gần đây, khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tăng lên với số lượng vô cùng lớn. Để nhằm đáp ứng nguồn lao động làm việc trong các ngành nghề xây dựng, dệt may và nông nghiệp, thợ xây trát, sơn, hàn xì tay nghề cao…các xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận lao động có thể nhận các bạn lao động Việt Nam đã tốt nghiệp cấp 2, mà chưa học hết cấp 3 ví dụ như một số công việc: Trồng rau trong nhà kính, làm chống thấm, đóng gói thực phẩm….

★ Đi XKLD Nhật Bản người lao động không được chủ động lựa chọn xí nghiệp và công việc mà cá nhân định hướng

Có tới 77 ngành nghề tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản và các đơn hang tuyển chọn thì rất nhiều hàng tháng. Vì vậy người lao động có thể tự do lựa chọn ngành nghề mà mình cảm thấy phù hợp cũng như định hướng của bản thân.

★ Mới 18 tuổi thì không thể đăng ký tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

Bởi nhu cầu tuyển dụng số lương lớn người lao động nên hiện tại phía nghiệp đoàn nhật bản tuyển dụng nhiều ứng viên ở tuổi 18 cụ thể như một số đơn hang: xây dựng chống thấm, chăn nuôi bò sữa, lát gạch, lắp ráp điện tử…. Tuy nhiên tuổi 18 thì khó đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hơn bởi lý do chính là độ tuổi 18 khó xin visa, đặc biệt những ứng viên vừa tốt nghiệp cấp 3. Do thủ tục xin visa, tư cách lưu trú cần khoảng thời gian làm việc từ 6 tháng đến 1 năm.

★ Từng có tiền án tiền sự thì không thể đăng ký tham gia thi tuyển xuất khẩu lao động Nhật Bản

Theo Điều 21 Nghị Định Số: 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2007 quy định vè điều kiện xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nếu người lao động có tiền án tiền sự nhưng đã hoàn thành xong bản án và không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, bạn hoàn toàn có thể đăng ký tham gia xuất khẩu lao động bình thường.

★ Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là chương trình chỉ được tham gia 1 lần duy nhất

Từ ngày 01-11-2017 Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm so với trước đây là 3 năm. Nhật Bản cũng mở thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe. Bởi vậy người lao động khi hết hạn hợp đồng xkld Nhật Bản 3 năm thì hoàn toàn có thể quay trở lại Nhật Bản làm việc theo chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản lần 2.

Trả lời

Tin Liên Quan