Lưu ý PHẢI BIẾT khi đi Nhật Bản làm điều dưỡng năm 2020

Chương trình hợp tác lao động đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam sang Nhật Bản làm việc chính thức được thực hiện từ năm 2012, đến nay chúng ta đã hoàn thành 4 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý và đưa được tổng số 720 ứng viên sang Nhật Bản làm việc.

Có thể nói, chất lượng ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam được phía đối tác Nhật Bản đánh giá rất tốt, dẫn tới nhu cầu tiếp nhận của phía Nhật luôn cao hơn nhiều so với số lượng ứng viên đang được đào tạo ở mỗi khóa.
Tuy nhiên, để tham gia chương trình này ứng viên phải trải qua quá trình thi tuyển, chọn lọc hết sức khắt khe. Trong bài viết này laodongnhatbanttc.com sẽ chia sẻ tới các bạn một vài lưu ý cần biết khi đăng ký tham gia chương trình điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản.

1. Chỉ có 1 đơn vị được phép triển trai chương trình này

Hiện tại Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) là đầu mối duy nhất triển khai chương trình này. CHƯA có bất kỳ đơn vị nào được cấp phép tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý sang Nhật làm việc. Ứng viên có nguyện vọng đăng ký tham gia hãy liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động ngoài nước theo địa chỉ:
Địa chỉ: số 41B, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38249517

Để tránh sập bẫy tuyển dụng điều dưỡng, hộ lý đi Nhật bạn nên đọc bài biết này để có nhiều thông tin hữu ích hoặc truy cập website: ladongnhatbanttc.com

2. Điều kiện tham gia chương trình điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản
Đối với ứng viên hộ lý:

– Yêu cầu ứng viên tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm);

– Độ tuổi: Dưới 35 tuổi

– Đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe để đi làm việc tại nước ngoài.

– Không có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam

– Có nguyện vọng được tham gia chương trình và có thể tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật.

Khóa 5 chương trình điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản đang được tuyển dụng, chi tiết xem tại website cục quản lý lao động ngoài nước

Đối với ứng viên điều dưỡng:

Ngoài những tiêu chí nêu trên đối với ứng viên hộ lý, ứng viên điều dưỡng phải có thêm các điều kiện sau:

– Được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

– Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh).

Nếu ứng viên đáp ứng được các điều kiện cơ bản được liệt kê phía trên thì có thể đăng ký tham gia chương trình. Khi tham gia ứng viên sẽ được học, đào tạo miễn phí 1 năm tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối phía Nhật Bản tổ chức.

Trong thời gian đào tạo, các bạn sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở nội trú, bữa ăn và được hỗ trợ sinh hoạt phí.

Những ứng viên trúng tuyển sẽ được sang Nhật Bản vừa học vừa làm với thời gian tối đa 3 năm đối với ứng viên điều dưỡng (mỗi năm gia hạn một lần) và tối đa 4 năm đối với ứng viên hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần).

Trong thời gian vừa học vừa làm tại Nhật Bản, các bạn có thể tham gia kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Ứng viên điều dưỡng được dự thi mỗi năm một lần, ứng viên hộ lý được dự thi một lần vào năm thứ 4.

Nếu đỗ, các bạn sẽ được cấp Chứng chỉ quốc gia đối với điều dưỡng viên, hộ lý Nhật Bản và được phép ở lại làm việc dài hạn.

3. Công việc cụ thể của ứng viên điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản


Công việc điều dưỡng, hộ lý tại Nhật đem lại cơ hội việc làm với thu nhập cao
Công việc cụ thể của ứng viên điều dưỡng bao gồm:
– Chăm sóc đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh
– Chăm sóc theo tình trạng bệnh
– Cho bệnh nhân ăn
– Khác:
+ Giúp bệnh nhân đi lại với các trường hợp đi lại khó khăn.
+ Vận chuyển các mẫu, kết quả xét nghiệm, các loại đơn, phiếu
+ Tiếp nhận thuốc
+ Vệ sinh phòng bệnh, các dụng cụ y tế…
+ Mang trà, mang cơm và dọn khay cơm cho bệnh nhân
+ Công việc khác được giao
Công việc cụ thể của ứng viên hộ lý bao gồm:
– Giao tiếp, tư vấn sức khỏe cho người già, những bệnh nhân cần được chăm sóc.
– Theo dõi tình trạng tinh thần, sức khỏe của người già, người bệnh.
– Hỗ trợ sinh hoạt thường ngày tuỳ theo tình trạng tinh thần và sức khoẻ của người già, người bệnh như hỗ trợ di chuyển, tắm, thay đồ, ăn uống, vệ sinh …
– Hỗ trợ các hoạt động vui chơi, giải trí, phục hồi chức năng cho người bệnh.
– Ghi chép nội dung hỗ trợ và thông báo cho nhân viên khác biết
– Công việc khác được giao.
4. Mức lương bình quân của ứng viên điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản:
Mức lương của lao động làm điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản cũng được áp dụng theo các quy định của pháp luật Nhật. Tuy nhiên, thông thường mức thu nhập thực tế của các bạn sẽ như sau:
– Ứng viên điều dưỡng: 130.000 – 140.000 yên/tháng
– Ứng viên hộ lý: 140.000 – 150.000 yên/tháng
Ngoài mức thu nhập cơ bản trên, lao động còn nhận được thêm một số khoản phụ cấp khác tùy theo thành tích công việc. So với mức lương bình quân đi XKLĐ Nhật Bản, nhìn chung, lương ngành điều dưỡng, hộ lý thu nhập cao hơn.
5. Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình bao gồm:
– Đơn đăng ký và cam kết tham gia Chương trình điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản.
– Sơ yếu lý lịch với xác nhận của chính quyền địa phương nơi các bạn lưu trú.
– Bản sao công chứng các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe do các bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khám cho lao động đi làm việc tại nước ngoài
– 4 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm (nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng) và chuẩn bị 2 phong bì thư đã dán tem ghi rõ địa chỉ, họ tên và số điện thoại người nhận.
Mọi thông tin thắc mắc về chương trình điều dưỡng, hộ lý hoặc chương trính xuất khẩu lao động tại Nhật Bản các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động ngoài nước để được hỗ trợ.

Năm 2019 được xem là năm triển vọng về XKLĐ Nhật Bản khi có nhiều chính sách ưu tiên đặc biệt dành cho các thực tập sinh Việt.

Trả lời

Tin Liên Quan