Chính sách Hỗ trợ vay vốn XKLĐ Nhật Bản không cần tài sản thế chấp

Không cần số đỏ/giấy tờ nhà đất thế chấp ngân hàng, người lao động vẫn có khả năng vay vốn để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với lãi suất thấp nhất.

1. Các hình thức vay vốn đi XKLĐ Nhật Bản

Thế chấp tức là dùng tài sản thuộc quyền sở hữu để thế chấp, vay vốn ngân hàng. Hiện nay có 3 ngân hàng cho người lao động vay vốn đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản:

 Ngân hàng Chính sách xã hội vì an sinh xã hội
 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn AgriBank
 Ngân hàng Vietinbank

Để có thể vay vốn tại 3 ngân hàng này, người lao động cần chuẩn bị:

 Sổ hộ khẩu, chứng minh thư của người vay vốn (để ngân hàng đối chiếu)
 Giấy tờ về TSĐB và Giấy uỷ quyền xử lý TSĐB (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).
 Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ độc thân.

LƯU Ý:
– Người lao động có cơ hội vay 100% số tiền đi XKLĐ (Số tiền được vay có thể lớn hơn nếu giá trị của tài sản thế chấp lớn)
– Tài sản thế chấp ở đâu thì nên vay vốn  ngân hàng ở gần đó (để tránh mất 1-3 triệu phí cho cán bộ ngân hàng về định giá tài sản thế chấp)
– Khi lên ngân hàng lập bản kế hoạch và trình bày nguyên nhân, một số ngân hàng sẽ KHÔNG cho người lao động vay vốn đi XKLĐ nếu KHÔNG có giấy xác minh tham gia hợp đồng XKLĐ và cam kết đảm bảo của chúng tôi đưa người lao động đi XKLĐ.

Vay theo hình thức TÍN CHẤP

 Tín chấp là hính thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.
  Thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.
  Lãi suất cho vay tín chấp thường sẽ cao hơn so với vay theo hình thức thế chấp và chỉ áp dung với các khoản vay vừa và nhỏ.
 Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 200 triệu đồng; tùy thuộc vào năng lực trả nợ.

LƯU Ý:
– Người lao động chỉ được vay tín chấp 1 trong 3 diện (Hộ nghèo, cận nghèo/ Hộ thoát nghèo/ Hoăc vay với mục đích giải quyết việc làm)
– Đối với vay theo hình thức tín chấp, người lao động nên nhờ người thân của mình vay mượn hộ.
– Ngoài ra, nếu có bố/mẹ tham gia các Hội địa phương như Hội nông dân, Hội phụ nữ/ Hội Cựu chiến binh/ Hội cây cảnh thì đều có thể dùng sự tín nhiệm và năng lực trả nợ để đứng ra vay vốn.

2. Cách trả nợ vốn nhanh, giảm lãi suất

– Tâm lý của người lao động: Muốn vay nộp toàn bộ chi phí nộp 1 lần trước lúc xuất cảnh.
– Quy định của chúng tôi XKLĐ: Nộp 1 phần phí sau khi trúng tuyển; trước lúc xuất cảnh sẽ tri trả số tiền còn lại.

=> Làm cách nào để vừa hợp ý của người lao động, vừa đúng quy định công ty?

– Phương án: Người lao động sau trúng tuyển có thể vay người thân, hoặc vay tín chấp tại các Hội với lãi suất cực thấp. Sau khi kết thúc quá trình đào tạo nâng cao tay nghề 4 tháng, người lao động có thời gian để chuẩn bị hồ sơ vay vốn ngân hàng. Như vậy có thể tiết kiệm được 4 tháng tiền lãi.

Giả sử, người lao động vay tại ngân hàng Agribank, lãi suất hiện tại lúc vay là 0,7%/tháng, với khoản vay 100 triệu. Nếu vay được người thân hoặc vay các Hội tại địa phương để nộp tiền đợt 1 có thể giảm được 4 tháng tiền lãi (07% x 100 triệu x 4 tháng = 2 triệu 8).

Khi sang Nhật lao động, người lao động nên ở tại kí túc xá công ty để tiết kiệm phí sinh hoạt. Tiền lương người lao động nhận được hàng tháng nên gửi về cho gia đình để trả gốc, lãi ngân hàng sớm nhất.

3. Những cách hỗ trợ người lao động vay vốn đi XKLĐ Nhật

3.1. Vay vốn có tài sản đảm bảo

– Công ty cung cấp:

 Hồ sơ pháp lý; hồ sơ năng lực
 Hợp đồng phái cử,
 Xác nhận bảng lương; hợp đồng lương của người lao động với xí nghiệp.
 Bản cam kết trả nợ vốn vay

– Ngân hàng sẽ thẩm định tài sản và thông thường cho phép người lao động vay 70-80% tổng chi phí đi mà người lao động kê khai + xác thực

– Lãi suất vay đi lao động cũng sẽ có nhiều ưu đãi hơn.


Ngân hàng AGRIBANK uy tín hàng đầu trong việc hỗ trợ vay vốn cho TTS.

3.2. Vay vốn không thế chấp – Công ty đứng ra bảo lãnh
– Theo quy định của Ngân hàng, để có thể vay vốn đi XKLĐ Nhật Bản, người lao động phải kí hợp đồng 3 bên giữa người lao động, ngân hàng và công ty phái cử. Người lao động có thể vay một phần hoặc toàn bộ theo hợp đồng bảo lãnh- Tuy nhiên đa phần các doanh nghiệp Nhật trả lương trực tiếp cho người lao động. Điều này dẫn đến, người lao động rất khó tiếp cận theo hình thức công ty bảo lãnh vốn vay vì việc trừ dần vào lương hàng tháng của người lao động thường không được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động (xí nghiệp Nhật)

– Chúng tôi, đa phần các đơn hàng người lao động phải chủ động về tài chính hoặc huy động nguồn vốn vay từ ngân hàng và các kênh khác. Hàng tháng vẫn có những đơn hàng mà Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với xí nghiệp Nhật sẽ trừ dần phí xuất cảnh vào lương hàng tháng. Người lao động có thể liên hệ bộ phận tư vấn tuyển dụng để tư vấn về các đơn hàng này. Nếu cần  hỗ trợ, vui lòng liên hệ theo chỉ dẫn bên dưới.

 

Trả lời

Tin Liên Quan